Kho H66, Cảng Hà Nội
Thứ 2 - Chủ Nhật
Trong sự phát triển của kỹ thuật công nghệ nhưng có thể thấy 2 công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa này đang có các điểm mạnh riêng mình. Cùng xuantu.vn làm sáng tỏ vấn đề “Phương pháp/ công nghệ in nào được khách hàng sử dụng nhiều hiện nay”!.
Với thời đại 4.0 khoa học kĩ thuật phát triển So Sánh In Chuyển Nhiệt Và In Lụa, kéo theo đó là những công nghệ mới liên tục ra đời để phục vụ tốt hơn cho các ngành sản xuất, ngành in ấn lên vải cũng vậy. Trước đây, chúng ta nghe nhiều đến khái niệm in sơn, in lụa, in lưới,… lên vải quần áo các loại.
Dạo gần đây, công nghệ in chuyển nhiệt lên vải được nhắc đến nhiều và khách hàng thắc mắc rằng không biết “công nghệ in chuyển nhiệt liệu có tốt hơn công nghệ in lụa”? Để giải đáp câu hỏi lớn này, ngay sau đây chúng ta sẽ “So Sánh In Chuyển Nhiệt Và In Lụa” về các ưu điểm và nhược điểm của 2 phương pháp công nghệ in này.
In chuyển nhiệt chính là các phương pháp in kỹ thuật số, chúng ta cần in nội dung, hình ảnh trước lên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng bằng mực in chuyển nhiệt, sau đó sử dụng máy ép chuyển nhiệt để ép bản in đó lên vật liệu cần in (như áo thun, vải cotton, gạch men, pha lê, móc khóa, ốp lưng điện thoại,…)
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn, tên in lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau khi bản lưới lụa có thể thay thế bởi vật liệu khác như vải bông hay vải sợi hóa học và lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
– Nói 1 cách đơn giản và dễ hiểu in lụa là kiểu in mà các hình in được làm trên khung lưới chuyên dụng. Trong in lưới mỗi 1 màu sẽ được in bằng các bảng khác nhau. Ví dụ mẫu áo của bạn có 5 màu: xanh, đỏ, tím, vàng, đen thì khi in áo người in sẽ phải làm 5 bảng lưới tương ứng với 5 màu ( 1 bảng màu xanh, 1 bảng màu đỏ… ) trên bảng màu xanh sẽ in tất cả các họa tiết có màu xanh và bảng khác cũng tương tự như vậy. Khi in áo tùy vào mẫu thiết kế người in sẽ in các bảng theo thứ tự.
Công nghệ in chuyển nhiệt là sự thăng hoa của những hạt mực khi gặp nhiệt độ cao, phần tử mực bám và liên kết trên các chất liệu và dùng một loại mực in đặc biệt mà chúng ta thường gọi là mực in chuyển nhiệt in lên giấy in chuyên dụng là Giấy in chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy thuốc. Sau đó sử dụng một thiết bị ép chuyển nhiệt gồm có: máy ép nhiệt trên ly, máy ép nhiệt trên dĩa, máy ép nhiệt trên mặt phẳng,… Giúp chuyển hình ảnh từ giấy in chuyên dụng được in ra từ máy in bám chặt vào vật liệu cần in.
In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Ban đầu chúng được in thủ công nhưng sau đó do công nghệ phát triển nên được tự động hóa bằng máy móc.
Kỹ thuật được áp dụng trên nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số các sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy… Hoặc dùng thay cho các phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hành ngày đặc biệt là sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.
Ưu điểm:
– Công nghệ in chuyển nhiệt có thể in ấn màu sắc đa dạng, có những chi tiết phức tạp, độ nét cao, không bong tróc, không vỡ hình in. Quá trình in được diễn ra theo một quy trình chặt chẽ để chất lượng sản phẩm.
– Chi phí đầu tư thấp, giá thành nguyên vật liệu đầu vào không quá cao và công nghệ in này tương đối đơn giản, dễ thực hiện phù hợp cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến xưởng may mặc xí nghiệp.
– Số lượng nhân công vận hành thấp, khâu chuẩn bị không quá cầu kì các vẫn mang lại chất lượng in của công nghệ in truyền nhiệt tốt, hình ảnh sắc nét, bền màu.
– Nhờ tính dễ dùng, như các đặc tính riêng biệt của công nghệ in truyền nhiệt mà nó được áp dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là đối với in vải, in áo thun, in cốc, in tranh kính…
Nhược điểm:
Các nguyên liệu dùng giới giới hạn, chỉ áp dụng cho các sản phẩm thông thường như áo thun sáng màu, vải cotton sáng màu, các loại phôi chuyển nhiệt bề mặt phẳng như gạch men, pha lê, móc khóa, phôi ốp lưng,..
Một số loại máy in nhiệt phù hợp với mô hình nhỏ lẻ, tính tự động hoá chưa thực sự tốt nhất. Ví dụ muốn in hình lên ly phải dùng máy ép chuyển nhiệt ly sứ, in hình lên mũ nón phải sử dụng máy ép nhiệt lên nón,…
Ưu điểm:
– Thao tác thực hiện các phương pháp in lụa khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian và công sức tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực cho doanh nghiệp, xưởng may mặc.
– Phương pháp in lụa có thể khả năng in ấn trên nhiều loại vải khác nhau và màu sắc khác nhau, màu sắc của hình ảnh in lên không bị lệch màu bởi màu nền của áo hay của vải.
– Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu không cao, đồng thời phương pháp in lụa thường được với số lượng lớn, thời gian in nhanh phù hợp với những xí nghiệp, xưởng may có quy mô vừa và lớn.
Nhược điểm:
– Dễ nhận ra của sản phẩm trong các phương pháp in lụa đó chính là chất lượng hình ảnh in ấn chưa được sắc nét, không in được hình ảnh có độ phức tạp cao.
– Hình ảnh không đạt đến chuẩn độ sắc nét vì vậy phương pháp in lụa phù hợp cho những sản phẩm quần áo thời vụ hoặc các thiết kế thời vụ có độ bền khoảng 3 – 4T.
– Bên cạnh đó, việc chuẩn bị rất nhiều khâu trước khi in ấn cũng là một trong các nhược điểm lớn khiến cho nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà với phương pháp này khi công nghệ chuyển nhiệt ra đời.
“In chuyển nhiệt có bền không?” là một trong các câu hỏi được tìm kiếm nhiều khi nhắc đến công nghệ dịch vụ in chuyển nhiệt này. Có thể nói độ bền của in chuyển nhiệt hình in thì không phương pháp in nào có thể so sánh được.
Trong quá trình in, bản in trên giấy dưới sức nóng của nhiệt độ và áp lực lớn của máy mới ăn vào vải, vì vậy độ bền thường là vĩnh viễn theo sản phẩm. Dù khách hàng có sử dụng chất tẩy và công cụ mài cũng không thể làn hình in bong khỏi vải nên hãy yên tâm về độ bền, độ bám màu khi dùng phương pháp in chuyển nhiệt tốt nhất.
Như đã nói ở trên, phương pháp in lụa chỉ phù hợp cho các sản phẩm quần áo thời vụ hoặc các thiết kế thời vụ có độ bền khoảng 3 – 4 tháng. Bởi khi in hình ảnh lên chất liệu vải có độ co giãn cao thì xảy ra hiện tượng vỡ hình làm cho độ bám, độ bền kém.
– Thao tác in chuyển nhiệt thực hiện khá đơn giản không đòi hỏi quá nhiều về mặt kỹ thuật. Ngoài ra có thể in dễ dàng được hình ảnh lên vải. Độ bền của hình in cao, không bị ảnh hưởng khi giặt thông thường nếu được in đúng chủng loại vải. Ngoài in hình chuyển nhiệt lên vải cotton hay áo thun, công nghệ này còn có thể in lên pha lê, đá, gạch men, phôi ốp lưng điện thoại…
– Đối với công nghệ in lụa thì ưu điểm của nó vẫn là chi phí thấp, in số lượng nhiều, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau. Điểm trừ của công nghệ này là độ bền khi mà sau một thời gian dùng màu sắc dễ bị phai và bong tróc nhanh chóng.
– Trong sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật công nghệ có thể thấy 2 công nghệ in này đang có điểm mạnh riêng có của mình. Trong đó in chuyển nhiệt đang đem lại một đột phá thực sự trong lĩnh vực in ấn, nhờ nó mà nhiều vật dụng được gia tăng giá trị sản phẩm.
Bên cạnh đó in lụa cũng cho thấy công nghệ in lâu đời này cũng phù hợp với các sản phẩm thời trang mùa vụ hoặc vòng đời sản phẩm sử dụng ngắn, do đó khách hàng cần lựa chọn công nghệ in phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.